Monday, January 28, 2008

Tết

Có l Tết vi người trong nước, đc bit là gii tr càng ngày càng bt quan trng đi, nhưng vi người đã 7 năm không được đón Tết Hà Ni, nim hy vng nh nhoi được đón cái Tết th tám quê nhà cũng tán thành mây khói khi phi ri Hà Ni trước Tết 3 tun. Và người xa quê vn phi day dt t hi rng cái gì khiến người ta luôn hướng v quê cha đt t mi dp xuân v?
Xuân đu tiên xa nhà, khi mt mình sng trên đt khách, người con xa quê mun òa khóc khi gi đin v đêm giao tha. Đ ri thi gian cũng qua đi, người ta cũng quen dn, đ hòa mình đón Tết cùng nhng kiu bào x người. Cũng có nhng hi ch Tết, bánh chưng, dưa hành, cũng là không khí trang nghiêm đón giao tha ti ngôi chùa Vit Nam, đ được nghe tiếng tng kinh nim pht trong mùi thơm ngát ca hương trm và xôn xao nhng li chúc mng năm mi bng tiếng Vit thân thương, c xen ln tiếng pháo n rn ràng đón xuân mi. Nhưng dường như con người ta vn cm thy thiếu mt cái gì đó trong lòng người xa quê, đ mi năm vào dp xuân v, hàng triu người kiu bào vn đ v đt m mong hưởng cái Tết nơi quê nhà?
Tết quê hương bây gi đã khác xưa nhiu lm. Khi người ta có quá nhiu vic phi làm trong mt xã hi phát trin và quá nhiu thú vui, thi gian chun b Tết cũng không có nhiu thì Tết ngày càng tm thường đi. Khi ăn ung là ni s hãi vi nhiu người, thì vic háo hc vi nhng ni bánh chưng, giò th, ni măng hm ch còn là chuyn ca thi dĩ vãng. Vi lũ tr, nhng bui chơi tam cúc, tú lơ khơ thâu đêm vi nhng c khoai , c sn nướng vùi đ canh ni bánh chưng đã thành chuyn c tích , nhường ch cho nhng cuc chơi thâu đêm trong bar hay club. Người ta có th ăn ung bt c lúc nào, sm sa qun áo mi khi người ta thích, và bn rn công vic đến tn sát hôm 30 đ ri phi s dng mi th dch v đ ch cn sm Tết trong mt ngày ch không còn tt bt chun b trước hàng tháng tri như thi xưa. Tết, vi nhiu người là mt chui mt mi vì phi làm các nghĩa v l lt, đi thăm viếng h hàng. H c tn dng nhng ngày Tết đ ng bù, đ đi chơi du lch và tránh nhng th tc rườm rà phin phc đến phát mt. Vy thì ngày Tết quê nhà có gì níu kéo đ người ta phi vượt qua hàng ngàn cây s kéo nhau tr v?
Có ch, cho dù ai có bn rn đến đâu, ch cn đi trên ph, ta có th hít th được không khí Tết rm rch t đu tháng Chp. Trên tng góc ph thành th, tng khu ch làng quê, không khí Tết đã hin din nhng sp hàng quà Tết bày ê h khiến cho người vô tình cũng không th quên được mùa xuân đang đến gn. Dường như trên các tuyến ph, mi dp Tết li như khoác trên mình mt chiếc áo mi, màu mè và điu đàng hơn. Đ cúng l Hàng Mã, nhng vt phm quà tết Hàng Than, Hàng Điếu, đến ch hoa Hàng Lược, ch cây Bưởi, nhp sng ca nhng ngày giáp tết đường như cun mi người vào mt gung quay hi h hơn. Ai cũng mun làm xong nhng vic d đnh làm đ đón mt năm mi thành thơi. Người ta mun thành thơi, đ được thoát ra khi cái đông đúc, ngt ngt ca ph th đi ngm nhng lung hoa, nhng vườn đào, vườn qut Nht Tân, T Liên hay Tây Tu đã được sn sàng cho mùa xuân đến. Mi bun bc, xui xo ca năm cũ s được quên đi, đ mong cho mt năm mi tt đp hơn. Cái không khí xôn xao ca nhng hi ch Tết, ch hoa, cái chen chúc ca nhng siêu th bán hàng khi giáp Tết, ca nhng chuyến tàu, chuyến xe đy p người v thăm quê, nhng cái đó không d gì có được x người!
Nhưng cái quan trng hơn là Tết là đ sum hp gia đình, đ hướng v t tiên ci ngun. Người dù đi xa đến đâu, cũng mong ngày Tết đ tr v quê trên nhng chuyến tàu xe xuôi ngược đy p nhng người là người vào Nam ra Bc. Ch thế mà nhng người con đi xa ch mong dp giáp Tết v đ đi thp hương lên m ông bà t tiên. Du rng chuyn ăn ung bây gi không còn quan trng , thì nhng ba liên hoan gp mt gia đình, h hàng ngày Tết, sau c năm không nhìn thy mt nhau, đ được hàn huyên chuyn làm ăn năm cũ, nhng d đnh cho năm mi, càng làm cho máu m cm thy gn nhau hơn. Người đi xa luôn mong v nhng đêm giao tha, đ được đón năm mi trong cái giao hòa ca tri đt, đ được hái lc xuân và quây qun bên ông bà, cha m sau giao tha vi nhng li chúc an khang thnh vượng, mt năm mi an lành. Nhng li chúc y, có th có ý nghĩa bt c lúc nào nhưng nếu nó din ra trong thi khc thiêng liêng ca mùa xuân, mùa đâm chi ny lc , mùa bt đu mt s sng mi, thì bao gi cũng mang ý nghĩa bi phn.
Không biết có mt v giáo sư kh kính đã đ ngh chuyn ngày Tết c truyn âm lch sang theo lch phương Tây, ca năm dương lch, đ tiết kim thi gian và phù hp vi giao lưu hi nhp quc tế. Không phi là ông không có lý, nhưng dường như ông quên mt điu rng, truyn thng Á đông làm cái gì cũng thun theo tri-đt và người, theo tiết tri, theo mùa đ Tết âm lch là tiết ca mùa xuân,là mùa khi mm ca vn vt, ông bà t tiên k nim ngày tết cũng chính là vì lý do đó. Trong mâm cúng đêm giao tha, người ta s cm nhn được cái thiêng liêng, như hít th được hơi m ca đt, mùi m ướt ca tiết tri mùa xuân trong mùi hương trm ca đêm Tt niên, ch không phi là cái lnh rét mướt ca mùa đông ca l Noel và Tết dương lch. Người ta cũng mong được thưởng thc nhng chén rượu, chung trà bên nhng cành đào, cành mai n đúng đ hay cây qut “t quý” mt cách t nhiên đ đón giao tha. Người ta cũng mong được ngm nhìn cái tiết tri mùa xuân ca Hà Ni, được thnh thơi đi trên nhng đường ph Hà Ni ngày mùng 1, vng v và yên tĩnh mt cách hiếm hoi, đ ri sau đó li trong cái m áp, đôi khi đến ngt ngt ca mùi hương, ca đám đông nhng người đi l trong các chùa, các đn và ph. Ri mng 2 mùng 3, li được hòa ln trong nhng dòng người, nam thanh n tú trên các ph đ ra đường đi thăm bn bè, h hàng trong tiết tri m áp, m ướt ca mùa xuân. Nếu ai có thi gian, sau mùng 4 người ta s v các làng quê đ được nghe nhng câu quan h, hát v, hát đi, nhng trò chơi dân gian trong các l hi làng truyn thng.
Xã hi ngày càng bn rn, khi người ta phi quay cung vi nhp sng hin đi đ làm ăn, càng ít thi gian quan tâm chăm sóc nhau, dp l Tết dường như là mt chng ngh, là dp đ người ta quên đi nhng cái mt mi ca đi thường, đ tìm li nhng tình cm h hàng, gia đình, đ gn gũi và đi x vi nhau t tế hơn. Cũng nh đó, người ta tìm li nhng giá tr tinh thn có truyn thng, nhng tp tc dân gian dường như đang phai dn đi theo nhp sng hng ngày, đ thế h sau đ tnh táo đ biết và gìn gi nhng giá tr tinh hoa nht ca t tiên đ li, b đi nhng h tc rườm rà không phù hp vi xã hi hin đi . Năm mi là lúc đ người ta xí xóa nhng cái gì là không tt, là không vui ca năm cũ đ bt đu li mt năm mi vi hy vng mi th s tt đp hơn. Nhng điu đó khiến ngày Tết, cho dù có phn nào gim bt vai trò trong tp tc sinh hot ca người Vit, nhưng chc chn s không th mt đi nhng gì là tinh túy, nhng bn sc ca ngày l hi tinh thn ln nht ca năm, vì nó đã ăn sâu vào tâm hn , vào cht ca mi dòng máu Vit.
Và mi người dân Vit, dù phương tri nào, luôn mong ngóng mi dp khi xuân v, Tết đến, đ khi đó cm thy tinh thn mình tri dy cht “Vit” nht, và mi khi có dp, v đón xuân mi trên đt m quê hương!
Montreal, 28/1/ 2008
(http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/mua-khoi-mam-cua-van-vat)

Gió mùa


Gió mùa đông bắc về! Hà Nội giữa mùa đông sau một đợt nóng chảy mỡ đã trở về là chính mình. Người người đã phải khoác lên mình những áo len, áo khoác mùa đông như thường thấy phải có hàng năm vào đợt này, có khác chăng là không có mũ len mà là mũ bảo hiểm. Cái lạnh bất chợt, trời đất khô trắng xóa gợi nên một vẻ man mác như gió mùa của Thạch Lam. Tiết trời khô khô, se se lạnh phủ lên mình Hà Nội một dáng vẻ xưa cũ, dễ làm xao lòng những người Hà Nội hoài cổ. Tối thứ 7 của mùa đông Hà Nội không còn những dòng người đông nghịt bên bờ hồ Hoàn Kiếm, trả lại những buổi sáng sớm nhìn ra hồ Thuyền Quang thấy vắng vẻ như Hà Nội của thời rất lâu rồi. Cái lạnh đâu có thấm gì so với lạnh của những -20 , -30 độ C nhưng vẫn làm người ta cảm thấy rùng mình? Trong ký ức của một người đi xa, thì dường như anh ta vẫn níu kéo thời gian của Hà Nội những năm về trước, khi bắt đầu ra đi, để cứ nghĩ (hay tưởng tượng) ra rằng mình trẻ mà không biết rằng thời gian đã trôi đi khá dài. Trí óc anh ta luôn cố gắng tìm về những hoài niệm cũ , mong tìm về những thời gian đã xa lắc trong khi Hà Nội đã thay đổi, và con người anh ta cũng thay đổi. Để rồi liệu anh ta có thất vọng? Liệu anh ta có chấp nhận Hà Nội hiện tại để hòa mình vào cuộc sống vốn có, hay vẫn muốn để giữ nguyên hình ảnh Hà Nội cổ xưa trong ký ức ngọt ngào? Khi người ta chưa thể tìm được nơi trú ngụ cho mình, thì quê hương với anh ta vừa thân quen vừa xa lạ.
Chỉ có gió mùa của Hà Nội là không thay đổi, vẫn lạnh buốt như thấm vào da thịt, để người cô đơn cảm thấy tê tái hơn, và người yêu nhau xích lại gần nhau hơn.

Nhớ em...


Thế là tôi với em quen nhau đã hơn một năm. Ban đầu tôi thích em không phải vì em đẹp, thời trang, sành điệu lòe loẹt mà vì trông em thật giản dị và được sinh ra trong một gia đình truyền thống và có tên tuổi. Tôi là chúa ghét lòe loẹt, simple but elegant mà. Gần em, tôi lại càng thấy thích em hơn, em không chảnh, không sớm nắng chiều mưa trưa chờ tuyết rơi, rất modest và biết điều. Mọi thứ về em tôi đều hài lòng, phù hợp với thằng sinh viên nghèo rớt như tôi. Em luôn ở bên tôi khi vui, buồn, xem phim, nghe nhạc giải trí, trừ lúc tôi làm việc ở trường thì em lại chả bao giờ quấy rầy. Tôi cũng chỉ hy vọng có người tình như em, chả mong hơn. Càng ngày tôi càng thấy gắn bó với em, và nghĩ rằng mình sẽ chung thủy với em đến khi đầu em bạc răng em long. Còn đầu tôi thì chắc chả còn sợi tóc nào để bạc, răng thì chả biết có rụng trứơc khi chia tay em không.
Vậy mà mấy hôm nay em rời bỏ tôi đi. Xa em, tôi như người mất hồn. Ngoài những lúc ở trường, về nhà không thấy hình bóng em, tôi cứ thấy hẫng hụt thế nào ấy. Trằn trọc, không ngủ được vì thiếu em. Vắng em, tôi như giam mình cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Không chát chít, chẳng email, không báo lá cải , không forum blog gì cả. Cả nghe nhạc cũng hạn chế, vì vắng em mà nghe nhạc một mình với ipod thì tôi chả thấy hay. Buồn thế.
Tôi không ngờ là mới có một thời gian ngắn ngủi mà tôi đã gắn bó với em như thế, dường như tôi không thế sống thiếu em lúc này, em biết không! Tôi mong từng ngày từng giờ em trở lại với tôi, tôi hứa sẽ luôn ở bên em cho đến khi nào em quyết rời bỏ tôi đi.
Quay về với tôi em nhé, người tình Toshiba của tôi.

Nước chấm và rau thơm, linh hồn của món ăn Việt


Cái này ngồi trên máy bay rỗi việc lại không ngủ được, viết linh tinh.



Khi tôi nói sẽ mang nem rán đến tham dự buổi liên hoan với nhóm bạn nước ngoài, chợt nghe một người nhắc” “you should bring "nuoc mam cham”. “what?”, “ your nước mắm chấm, Vietnamese dipping source”. “Nước mắm chấm” chứ không phải “nước mắm”, câu nói hết sức chuẩn xác của người bạn Tây đã có bao năm được thưởng thức đồ ăn Việt khi sống cạnh một người phụ nữ Hà Nội gốc di cư làm tôi chợt nhận ra rằng, dường như bát nước chấm là một đặc trưng trong hầu hết các mâm cơm của người Việt, nó làm cho món Việt dường như khác với các món ăn của dân tộc khác.

Cho dù là trong bữa cơm chân quê đơn giản, bát çà pháo với đĩa rau luộc, hay đến các món nổi tiếng như bún chả, nem rán, thì bát nước mắm pha vẫn hiện diện như một phần không thể thiếu trong bữa ăn. Thịt hay çá cũng "chấm”, rau cũng phải “chấm”. Người Tây phương thường ướp sốt nấu cùng với thức ăn hoặc chỉ có loại nước tương (soya source) để “chan” vào đồ ăn chứ không "chấm” vốn chủ yếu liên quan tập tục dùng đũa của người Á Đông, nhưng ngay trong các món ăn nổi tiếng của Trung Hoa hay Nhật Bản, thì cũng không có nhiều loại “nước chấm” như người Viêt. Nước chấm, vốn chủ yếu được pha từ nước mắm nguyên chất, cùng với các loại gia vị khác đã được chế biến thành bao nhiêu loại khác nhau cho phù hợp với từng món ăn. Nước mắm chấm dấm tỏi cho bún chả, bún nem, nước chấm gừng cho ốc luộc, nước chấm chua ngọt cho gỏi, nước chấm çà cuống cho bánh cuốn, v. v., thức nào đi với bát nước chấm ấy. Một bữa ăn mà nước chấm pha dở, có lẽ sẽ làm giảm một nửa phần giá trị của các món ăn dù chuẩn bị cầu kỳ đến đâu. Một bữa cơm đạm bạc, đĩa rau muống luộc, với bát nước chấm tỏi ớt ngâm dấm, với nhiều người, cũng mang lại cảm giác ngon miệng không kém gì sơn hào hải vị. Có thể nói không quá rằng những quán ăn nổi tiếng với những món bún chả, nem rán, gỏi cuốn, ốc luộc, những món luôn làm xao lòng những “tâm hồn ăn uống”, phần làm nên sự khác biệt ngoài việc chọn nguyên liệu và chế biến các món ăn, phần lớn phụ thuộc tàï pha nước chấm của người bán hàng. “Nước chấm pha ngon có thể húp được” là câu nói hơi cường điệu nhưng có lẽ cũng có phần đúng. Không giống “plum source” như của người Trung Hoa, nước tương trộn mù tạt (wasabi) kiểu Nhật hay nước sốt çà chua kiểu người Ý, trong bát nước mắm pha, người Viêt dường như muốn thể hiện çả triết lý cuộc sống vào trong bát nước chấm, nên có đủ çả các vị chua cay mặn ngọt của cuộc đời chăng? Vị đậm đà của nước mắm nhỉ nguyên chất pha loãng với chút nước đun sôi, một chút chua thanh thanh của dấm gạo, vị ngọt của đường, vị hăng của tỏi, thơm thơm của tiêu, điểm xuyết thêm vài lát cay cay của ớt, cùng với cà rốt hay một chút chanh, tất çả quyện vào nhau tạo nên một bát nước mắm pha màu vàng óng như mật ong, với mùi vị đặc trưng không thể lẫn cho rất nhiều các món ăn Việt. Không quá mặn, không quá chua, không quá cay, không quá ngọt , cái tàï tình gia giảm của người pha nước chấm đã góp phần mang lại bản sắc độc đáo cho món Việt, không chỉ làm cho những người Việt luôn nhớ hương vị quê hương mà còn làm cho çả người nước ngoài khi đã quen với nước mắm pha, thì không thể thiếu được nó.

Khi nói đến món ăn Việt, đặc biệt là món ăn miền Bắc, ngoài bát nước mắm chấm, thì không thể không nhắc đến rau thơm. Người Tây phương thường chủ yếu ăn rau dưới dạng salad, với những súp lơ, cà rốt, hoa quả, và trộn với sốt salad (dressing). Người Trung Hoa rất hay cho các vị thuốc (bắc), cả hương liệu thảo mộc nhưng dưới dạng khô vào trong món ăn, thì người Việt lại dùng rau thơm. Rau thơm trong món ăn Việt, là khái niệm chung để chỉ đến vài chục loại rau gia vị tươi (fresh herbs) được dùng ăn sống (raw). Rau mùi, rau húng, kinh giới, ngổ đồng, mùi tàu v.v những loại rau rất dân đã được phối hợp thật tài tình để làm gia vị cho các món ăn. Và nước mắm chấm, chính là nước sốt cho rau thơm Việt. Không biết vô tình hay có chủ ý, những rau thơm bổ sung trong bữa ăn của người Viêt, không chỉ đơn thuần là gia vị làm tăng sức hấp dẫn cho món ăn, mà còn có ý nghĩa phát huy những đặc tính có lợi và giảm tác hạï của thực phẩm một cách hết sức có cơ sở khoa học. Những thực phẩm có tính nhiệt thì chắc chắn phải đi với những rau thơm có tính hàn, để trung hòa, để cân bằng “âm dương” theo đúng triết lý của người Á Đông. Thịt chó quá nhiều đạm, dứt khoát phải đi kèm với lá mơ, để tránh bị đi ngoài, trứng vịt lộn với gừng tháï chỉ có tính dương thì sẽ đi với rau răm bổ âm, để không quá nóng, đậu phụ rán luôn ăn kém kinh giới, món lòng dồi khó tiêu dứt khoát phải có rau húng. Hay món bún chả, luôn có bổ sung các loại rau mùi, húng, xà lách, kinh giới, rau muống chẻ, ăn kèm với nước mắm chấm trộn dưa góp đu đủ ça rốt, cứ như là hiển nhiên là nó phải như vậy. Phải chăng việc chọn rau thơm cho các món ăn, là kết quả của kinh nghiệm y học dân gian đúc kết từ bao đời, để ngày nay có một hượng vị ẩm thực đặc trưng của người Việt độc đáo sánh ngang với các nền văn hóa ẩm thực nổi tiếng thế giới khác.

Mỗi dân tộc có một đặc trưng riêng về cách chế biến món ăn, phù hợp với điều kiện sống và văn hóa của họ. Những món ăn Việt, với nước mắm chấm, với rau thơm, ngày càng được biết đến vì dùng nhiều rau tươi, ít thịt, ít dầu mỡ, ít đường và luôn cố gắng bảo tồn hương vị đích thực và nguyên thủy của từng loại thực phẩm rất phù hợp với khoa học hiện đại về bữa ăn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Hương vị món ăn Việt thanh thoát nhẹ nhàng, đơn giản mà tinh tế, rất hiền hòa như chính tâm hồn Việt Nam, làm cho những người Việt dù sống ở đâu, dù bận rộn trong cuộc sống hiện đại thế nào, luôn phải ăn đồ ăn nhanh, thì rốt cuộc cũng luôn tìm về thưởng thức đồ ăn Việt. Phải chăng việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa Việt, truyền bá văn hóa ra thế giới, nên bắt đầu từ những việc làm thực tế và dễ đi vào lòng người bằng việc bảo tồn, phát triển những món Việt với hương vị như nó vốn có chứ không phải là các món lai căng. Để không chỉ người Việt ở trong nước, mà çả những người kiều bào thế hệ thứ 2, thứ 3 và về sau, luôn tự hào về nền văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt. Và bạn bè trên khắp năm châu, luôn ấn tượng và tìm hiểu khám phá được tâm hồn Việt qua chính những món ăn đơn giản, nhẹ nhàng đầy chất Á Đông của người Việt trên khắp thế giới.

Lưu Tuấn Anh

Montréal-Toronto-Tokyo-Hanoi, tháng 12/2007

(http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=236845&ChannelID=218)