Wednesday, October 24, 2018

Năm Câu Hỏi Về Kamma (Nghiệp)

                                                                                       Venerable Ledi Sayadaw
Ledi Sayadaw là nhà sư nổi tiếng của Miến điện thế kỷ 20, một học giả nổi tiếng với các sách viết về Vi diệu Pháp (Abhidharma), Tứ niệm xứ (Pariyatti) và thiền Vipassana được xuất bản rộng rãi bằng tiếng Anh. Ông người có công khôi phục phương pháp thiền Vipassana nguyên thủ từ thời Đức Phật vốn chỉ giới hạn trong tăng chúng Miến điện ra đại chúng, là ông tổ của Vipassana hiện đại, mà hậu duệ là dòng thiền Vipassana của U Ba Khin và S.N. Goenka.
Một nhóm những nhà tự tưởng người Pháp tại Paris gặp Ngài Monywa Ledi Sayadaw và đặt những câu hỏi về Kamma (Nghiệp) và những đề tài tương tự.

(Dưới đây là bản dịch của nhóm thiền sinh hồ trợ Vipassana).



Hỏi:  Thưa Ngài, Kamma (Nghiệp) của cha mẹ có quyết định hay ảnh hưởng đến nghiệp của con cái không? (Ghi chú – Về thể chất, con cái thừa hưởng những đặc tính của cha mẹ).

Trả lời: Về thể chất, nghiệp của con cái thường do nghiệp của cha mẹ quyết định. Bởi vậy, cha mẹ lành mạnh thường sinh ra con cái khỏe mạnh, và cha mẹ ốm yếu chỉ sinh ra con cái ốm yếu. Mặt khác, về mặt tinh thần, nghiệp của người cha hay người mẹ không có ảnh hưởng hay quyết định nào đến nghiệp của con cái. Nghiệp của người con là một nghiệp riêng biệt – nó tạo ra cá tính của đứa bé, tổng số những công đức và demerits tích lũy trong vô lượng kiếp quá khứ. Ví dụ, nghiệp của Đức Phật sẽ thành – thái tử Siddattha, chắc chắn không bị ảnh hưởng bởi cộng nghiệp của cha mẹ Ngài, Vua Suddhodana và vợ là Hoàng hậu Maya. Nghiệp huy hoàng và mạnh mẽ của Đức Phật vượt trội nghiệp của cha mẹ Ngài. Nghiệp tổng hợp của cả cha lẫn mẹ cũng không có uy lực bằng nghiệp của chính Ngài.

II. Hỏi: Thưa Ngài, nếu nghiệp của cha mẹ không có ảnh hưởng đến con cái, thì làm thế nào để giải thích sự kiện là, khi cha mẹ bị bệnh do nhiễm trùng, thường có khuynh hướng truyền những bệnh này cho con cái.

Trả lời: Khi người con bị chứng bệnh như thế do di truyền, là vì sức mạnh do tính chất của cha mẹ, bởi vì utu của cha mẹ (điều kiện sinh sản). Ví dụ, lấy hai hạt giống từ một cây; gieo một hạt tại chỗ đất khô cằn, sỏi đá; và hạt kia ở chỗ đất mầu mỡ, ẩm ướt. Kết quả, chúng ta sẽ thấy, hạt giống thứ nhất sẽ mọc thành một cây òe ọt, và sẽ nhanh chóng trở nên bệnh hoạn, héo tàn, trong khi hạt kia sẽ lớn nhanh và tươi tốt thành cây cao lớn, mạnh khỏe.
Nếu quan sát sẽ thấy rằng hai hạt giống lấy từ một cây tăng trưởng khác nhau tùy theo loại đất mà chúng được gieo trồng. Nghiệp quá khứ của một đứa trẻ (lấy trường hợp của con người) có thể so sánh với hạt giống; thể chất của người mẹ giống như đất; thể chất của người cha như hơi ẩm làm đất mầu mỡ. Để làm sáng tỏ đề tài, chúng ta có thể nói một cách đại cương, gom sự nảy mầm, sự tăng trưởng và sinh tồn vào làm một, hạt giống chịu trách nhiệm, giả thử là một phần mười, đất sáu phần mười, và hơi ẩm ba phần còn lại. Như vậy, mặc dù sức mạnh của sự nảy mầm rất mạnh trong hạt giống (đứa trẻ), sự tăng trưởng tùy thuộc và gia tăng rất nhiều do đất (người mẹ), và hơi ẩm (người cha).
Bởi vậy, cho dù điều kiện của đất và hơi ẩm chịu trách nhiệm phần lớn về yếu tố tăng trưởng và tình trạng của cây, phải thêm vào ảnh hưởng của cha mẹ (tổ tiên, trong trường hợp thế giới của động vật) liên quan đến sự thụ thai và tăng trưởng của con cái.
Phần của cha mẹ (hay tổ tiên) trong nghiệp quyết định đến yếu tố thể chất của con cái như sau - Nếu họ là người, thì con cái của họ là người. Nếu là trâu bò thì phải sinh ra thứ cùng giống. Nếu là người Hoa, con cái phải là người cùng chủng tộc. Như vậy, con cái luôn luôn phải cùng giống nòi, chủng loại v.v.., như tổ tiên của họ. Từ ví dụ trên đây sẽ thấy rằng, mặc dù nghiệp của người con tự nó rất là mạnh, nó không thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi cha mẹ chúng. Nó phải thừa hưởng đặc tính thể chất của cha mẹ. Tuy thế, có thể có trường hợp nghiệp của người con hết sức mạnh mẽ, ảnh hưởng cộng nghiệp của cha mẹ không thể hơn được. Dĩ nhiên, cũng không khó để cho thấy rằng ảnh hưởng (thể chất) xấu của cha mẹ cũng có thể sửa đổi bằng y khoa.
Mọi chúng sinh ra đời, qua sự giao hợp, là kết quả do ảnh hưởng của ba lực - một là nghiệp cũ của kiếp trước, kế đến là tinh dịch của người mẹ, ba là tinh dịch của người cha. Sức mạnh về thể chất của cha mẹ có thể hay không có thể, có lực giống nhau. Không nhiều thì ít, người này có thể ảnh hưởng đến người kia bằng cách này hay cách khác. Nghiệp của người con và đặc tính về thể chất, chẳng hạn như chủng tộc, màu da v.v.., sẽ là sản phẩm của ba lực này.

III. Hỏi: Thưa Ngài, vào lúc chết của một người, có một “linh hồn” đi vất vướng một cách tự do không?

Đáp: Khi một người lìa đời, người đó tái sinh hoặc là một người, một Deva (Thần, Thánh), một chư thiên (Brahma), một sinh vật hạ cấp, hay một cư dân tại một trong những cõi địa ngục. Người nghi ngờ hay vô minh cho rằng có một giao thời giữa hai giai đoạn này; và có những chúng sinh không phải là người cũng không phải là thần thánh, hay chư thiên hay thuộc bất cứ cảnh giới nào mô tả trong Kinh điển, nhưng ở giai đoạn giao thời. Một số người khẳng định rằng những sinh vật trong giai đoạn chuyển tiếp này có cả năm tập hợp.
Một số khẳng định rằng những chúng sinh này là những hồn lìa khỏi xác. Một số khác quả quyết rằng những chúng sinh này có khả năng biến thành thần linh, và hơn thế nữa, họ có khả năng thay hình đổi dạng rất nhanh chóng, bất cứ khi nào muốn, từ dạng này sang dạng khác như đã mô tả trên đây. Một số người khác, có giả thuyết sai lầm, hoang tưởng là những chúng sinh này có thể sống trong bất cứ cảnh giới nào không phải là cảnh giới thực của họ; do đó, lấy ví dụ của một chúng sinh như thế. Hắn là một người nghèo nhưng tưởng là mình giàu có. Hắn có thể ở trong địa ngục, tuy nhiên lại tưởng mình ở trong chỗ của thần thánh, và những thứ tương tự như thế. Niềm tin cho rằng có giai đoạn giao thời giữa hai kiếp sống là sai lầm, và bị lên án trong giáo lý Phật giáo. Một người trong kiếp này, nếu nghiệp của họ quyết định họ được sinh ra làm người, trong kiếp kế tiếp sẽ được sinh ra đúng như thế. Một người, nghiệp của họ cho rằng sẽ được sinh ra làm thần thánh trong kiếp kế tiếp, thì sẽ được ở trong cõi thần thánh. Người trong kiếp kế tiếp sẽ bị đọa địa ngục, sẽ phải sống trong một trong những cõi giới địa ngục trong tương lai.

Quan niệm của những người vô minh hay duy vật cho rằng, có một chúng sinh, một linh hồn, đang đi, đang đến, đang biến chuyển, đang thay hình đổi dạng từ một dạng này sang dạng khác, hoàn toàn không phù hợp với Dhamma. Không có cái gì gọi là đang đi, đang đến, đang biến chuyển  v.v…giữa hai kiếp sống. Quan điểm phù hợp với Dhamma có thể làm sáng tỏ bằng hình ảnh phát ra từ máy chiếu phim, hay âm thanh phát ra từ một máy hát hay máy CD, và sự tương quan giữa phim và loa phóng thanh hay CD và máy CD. Ví dụ, một người chết đi và được sinh ra trong cõi trời. Mặc dù hai cõi này khác nhau, tuy nhiên sự liên hệ và liên tục giữa hai kiếp không bị gián đoạn vào lúc chết. Và cũng giống như thế trong trường hợp người bị sinh ra trong cõi địa ngục. Khoảng cách giữa cõi địa ngục và cõi người có vẻ như rất lớn. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, sự liên tục trong sự chuyển tiếp từ kiếp này sang kiếp khác không bị gián đoạn, và không một sự can thiệp nào bằng thể chất và không gian có thể ngăn chặn được chiều hướng nghiệp của người này, từ cõi người sang cõi địa ngục. Sự chuyển tiếp từ cõi này sang cõi khác là ngay tức khắc, và hoàn tất nhanh hơn rất nhiều so với một nháy mắt hay một tia chớp.
Nghiệp quyết định lãnh vực tái sinh và cảnh giới của tất cả mọi chúng sinh (trong chu kỳ kiếp đời phải trải qua cho tới khi đạt được Niết Bàn vào giờ cuối).

Nghiệp và nghiệp quả có nhiều hình thức, và có thể ảnh hưởng bằng nhiều cách. Cúng dường trong tôn giáo có thể được sinh ra làm người, hay làm thần thánh ở một trong sáu cõi trời tùy thuộc vào mức độ cúng dường. Và cũng như thế đối với việc giữ giới (sila). Năm Jhanas (tầng thiền định), hay giai đoạn giác ngộ, được sinh ra trong cõi trời (Brahma-lokas) cho tới cảnh trời cao nhất là cảnh trời thứ 21. Và cũng tương tự như thế đối với những hành động bất thiện, có thể bị sinh vào cõi thấp nhất của cảnh giới địa ngục khốn khổ, tùy theo mức độ của sự bất thiện. Do đó, nghiệp của chúng ta, quá khứ, hiện tại và tương lai, đã, đang và sẽ vĩnh viễn là tổng hợp của những hành động, tốt, không tốt không xấu, xấu của chúng ta. Như đã thấy ở đoạn trước, nghiệp của chúng ta quyết định sự thay đổi về cuộc đời của mình.

Ma quỷ do đó không phải là những chúng sinh ở trong giai đoạn chuyển tiếp giữa hai kiếp sống, nhưng thật ra là những chúng sinh hạ đẳng và họ thuộc vào một trong năm cảnh giới, cõi người, cõi Trời; cõi địa ngục – cõi súc sanh dưới cõi người, cõi ngạ quỷ.
Họ rất gần cõi người,. Bởi vì họ ở trong tình trạng bất hạnh, họ thường bị gán cho là ma quỷ. Tất cả mọi người khi chết đi đều trở thành ma quỷ là điều không đúng, mặc dù những người chết thình lình, hay dữ dội thì thường sinh vào cảnh trời thấp nhất.

IV. Hỏi: Thưa Ngài, có trường hợp nào, một người khi chết đi, lúc tái sinh, người đó có thể nói chính xác về cuộc đời của mình trong kiếp trước?

Đáp: Chắc chắn là có. Đây không phải là điều hiếm khi xảy ra. Và nó phù hợp với nguyên lý Phật giáo về phương điện Dhamma. Một người như thế được gọi là jatissarapuggalo, một người bình thường, từ lúc sinh ra nhớ được quá khứ.
Những người sau đây, (gồm đại đa số những chúng sinh) không thể nhớ lại kiếp quá khứ, nếu được sinh ra làm người.
-        Trẻ em chết non.
-        Người chết vì tuổi già và bệnh tật.
-        Người nghiện nặng rượu và ma túy.
-        Người sinh ra từ người mẹ bị bệnh tật, làm việc cực nhọc, hay liều lĩnh hay cẩu thả trong lúc mang thai. Đứa trẻ trong bụng bị sốc và hoảng hốt nên quên hết về kiếp quá khứ.
Những người sau đây có khả năng nhớ lại kiếp quá khứ.
-        Những người không tái sinh vào kiếp người và trong tiến trình về cõi Thần Thánh, cõi trời, hay cõi địa ngục, nhớ được kiếp quá khứ.
-        Những người chết bất đắc kỳ tử vì tai nạn trong lúc đang khỏe mạnh, có thể có khả năng này trong kiếp tương lai, với điều kiện người mẹ trong lúc mang thai phải được khỏe mạnh, sống trong sạch và yên tĩnh.
-        Thêm vào đó, những người sống cuộc sống chừng mực, đạo đức, trong kiếp trước đã mong ước và nguyện cầu có được khả năng này, thường đạt được ước nguyện.
-        Sau hết là Đức Phật, các vị Arahant và Ariyas (Bậc Thánh) đều có khả năng này, được gọi là pubbenivasaabbhinna.

V. Hỏi: Thưa Ngài, năm Abbhinna (thần thông) là gì? Có phải chỉ có Đức Phật mới đạt được thần thông hay không?

Đáp: Năm Abbhinana (thần thông). Từ Pali, Abhi là ngoại hạng, nana là trí tuệ: thần lực, thần nhĩ, đọc được ý nghĩ của người khác, nhớ được kiếp quá khứ, thần nhãn.
Năm thần thông đạt được, không những chỉ do những vị A La Hán và Thánh nhân mà những người bình thường tu tập theo kinh điển cũng đạt được năm thần thông; như trong trường hợp của những vị ẩn sĩ v.v.. thành công rất nhiều trong thời của Đức Phật, những người có thể bay trên không, và du hành qua những cảnh giới khác nhau.
Chúng ta thấy phương cách để đạt được năm thần thông được chỉ rõ trong kinh điển Phật giáo; ngay trong thời đại này, nếu những phương cách này được theo đuổi một cách cẩn thận và kiên trì thì rất có thể đạt được điều này. Lý do vì sao ngày nay, chúng ta không thấy người nào có khả năng về năm thần thông là vì thiếu nỗ lực tích cực về thể chất cũng như tinh thần đối với mục tiêu này.

No comments: